Thuốc Hurazol 40mg – Điều trị trào ngược thực quản

150,000 

  • THÀNH PHẦN: Esomeprazol 40 mg (dạng vi hạt bao tan trong ruột 8.5%)
  • CÔNG DỤNG: Hurazol  Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • XUẤT XỨ: Việt Nam
  • NHÀ SẢN XUẤT: Công ty cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX
  • THƯƠNG HIỆU: MEDIPLANTEX
  • QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ * 10 viên nang bao tan trong ruột

Tình Trạng: Còn Hàng


Không bán hàng giả , hàng kém chất lương
Không nhập sản phẩm ko rõ nguồn gốc,xuất xứ
Không cạnh tranh về giá , chỉ bán hàng chính hãng
Luôn quan tâm đến chất lượng từng sản phẩm
Luôn hướng tới thuocthat - gia trị thật
Hotline tư vấn miễn phí: 1900.3297 - 0979.103.103
Thương Hiệu:MEDIPLANTEX

Thuocthat.com xin giới thiệu đến bạn thuốc Hurazol 40mg, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thuốc dạ dày tiêu hóa khác.

Thông tin thuốc Hurazol 40mg

Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc dạ dày tiêu hóa, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hurazol

 

Thuốc Hurazol 40mg

Thành phần Hurazol :

     Mỗi viên chứa

  • Esomeprazol 40 mg (dạng vi hạt bao tan trong ruột 8.5%)

Dạng bào chế:

       Viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột.

Dược lực học:

  • Esomeprazol làm giảm sự tiết acid của dạ dày do ức chế enzym H+/K+ ATPase. Esomeprazol là đồng phân S- của Omeprazole, khi vào trong cơ thể ở pH < 5 được proton hóa thành hai dạng: acid sulfenic và sulfenamic. Hai chất này gắn thuận nghịch với nhóm sulfhydryl của H+/K+ ATPase ở tế bào thành dạ dày nên ức chế bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân nào.

Dược động học:                                                     

  • Hấp thu: Esomeprazol hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng tăng tùy thuộc vào liều dùng và việc dùng lặp lại, khoảng 68% – 89% đối với liều dùng lần lượt là 20mg, 40 mg. Thức ăn làm chậm và giảm sự hấp thu của thuốc, mặc dù điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tác động của Esomeprazol lên sự tiết acid dạ dày.
  • Phân bố: Esomeprazol liên kết 97% với protein huyết tương.
  • Chuyển hóa và bài tiết: Esomeprazol được chuyển hóa hoàn toàn qua gan nhờ hệ thống cytochrome P450 (CYP). Phần lớn quá trình chuyển hóa Esomeprazol phụ thuộc vào enzym CYP2C19, tạo thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl của Esomeprazol – chất không có ảnh hưởng lên sự tiết acid dạ dày. Phần còn lại của quá trình chuyển hóa phụ thuộc vào enzym CYP3A4, tạo thành Esomeprazol sulphone. Quá trình chuyển hóa qua gan lần đầu và độ thanh thải toàn thân giảm khi dùng liều nhắc lại, nguyên nhân có thể do sự ức chế men CYP2C19. Tuy nhiên Esomeprazol thải trừ hoàn toàn khỏi huyết tương giữa các liều dùng mà không có sự tích lũy khi dùng 1lần/ngày. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1.3 giờ. Khoảng 80% Esomeprazol được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, phần còn lại được thải trừ qua phân.

Chỉ định:

     Esomeprazol được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Phòng và điều trị loét dạ dày do dùng NSAID
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử quá mẫn với Esomeprazol, các chất thuộc phân nhóm benzimidazole hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Không phối hợp Esomeprazol với atazanavir.

Cách dùng và liều dùng Hurazol :

         Cách dùng Hurazol :

  • Uống Esomeprazol ít nhất 1 giờ trước khi ăn, nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai hay nghiền các vi hạt.

       Liều dùng:
      Người lớn và trẻ ≥ 12 tuổi:

  • Viêm xước thực quản do trào ngược: liều 40 mg/ lần/ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa đối với bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
  • Chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): liều 20 mg/1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản.
  • Loét dạ dày – tá tràng: liều 20-40 mg/lần/ngày
  • trong vòng 4 – 8 tuần
  • Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori: kết hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori (Esomeprazol + Amoxicillin + Clarithromycin­), liều dùng là 20mg Esomeprazol x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Phòng và điều trị loét dạ dày do dùng NSAID: dùng 20 mg/1 lần/ngày, trong 4-8 tuần.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: khởi đầu 40 mg/1 lần/ngày, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng. Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát với liều 80-160 mg/ngày, liều >80 mg: chia 2 lần/ngày.
  • Trẻ <12tuổi: không nên dùng Esomeprazol cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người cao tuổi, suy thận, suy gan nhẹ đến trung bình: không chỉnh liều.
  • Bệnh nhân suy gan: Đối với bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình không phải chỉnh liều. Bệnh nhân suy gan nặng: liều tối đa 20 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, táo bón.
  • Ít gặp: mất ngủ, choáng váng, ngủ gà, chóng mặt, khô miệng, tăng men gan, viêm da, ngứa, nổi mẩm, mề đay.
  • Hiếm gặp: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, phù mạch, sốt, sốc phản vệ, rối loạn vị giác, nhìn mờ, co thắt phế quản, viêm miệng, viêm gan có hoặc không vàng da, nhạy cảm với ánh sáng, hói đầu, đau cơ, đau khớp, khó ở, tăng tiết mồ hôi.
  • Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Thận trọng:

  • Loại trừ bệnh lý ác tính trước khi dùng Esomeprazol vì thuốc có thể che lấp triệu chứng và chậm trễ trong việc chuẩn đoán. 

Phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Thời kỳ mang thai: Nên thận trọng khi kê đơn cho phụ có thai
  • Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng Esomeprazol khi đang cho con bú. 

Tương tác thuốc Hurazol :

  • Thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày:
  • Dùng đồng thời Esomeprazol với những thuốc có cơ chế hấp thu phụ thuộc acid dạ dày như ketoconazole, itraconazole… có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc này.
  • Esomeprazol làm giảm đáng kể nồng độ và AUC của Atazanavir. Tăng liều atazanavir lên 400 mg đã không bù trừ tác động của
  • Esomeprazol trên nồng độ và AUC của Atazanavir. Không phối hợp hai thuốc với nhau.
  • Thuốc chuyển hóa bởi enzym CYP2C19:
  • Dùng đồng thời Esomeprazol với những thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19 như diazepam, citalopram, imipramine, clomipramine, phenytoin … làm nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng, cần giảm liều dùng.
  • Trên lâm sàng, khi dùng 40 mg Esomeprazol cho những bệnh nhân đã dùng Warfarin cho thấy thời gian đông máu vẫn còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên một vài trường hợp tăng INR đã được báo cáo khi dùng kết hợp Warfarin với Esomeprazol.
  • Esomeprazol đã được chứng minh là không có tác dụng lâm sàng trên dược động học của amoxicillin hoặc quinidine. 

Qúa liều và xử lý:

  • Quá liều: Liều uống 160 mg/lần vẫn dung nạp tốt. Khi dùng liều cao tới 2400 mg, các triệu chứng xảy ra rất đa dạng, gồm có nhầm lẫn, lơ mơ, nhìn mờ, tim nhanh, buồn nôn , toát mồ hôi, đỏ bừng, nhức đầu và khô miệng.

Xử lý Hurazol:

  • Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Quy cách đóng gói Hurazol:

  •  Hộp 10 vỉ * 10 viên nang bao tan trong ruột

Xuất xứ:

  • Việt Nam

Nhà sản xuất:

  • Công ty cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX

Thương hiệu:

  • MEDIPLANTEX

Bảo quản Hurazol:

  • Nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 300C, Tránh ánh nắng trực tiếp.
(Chú ý: Bài viết trên Chỉ Mang Tính Chất Tham Khảo, Mọi Thông Tin Liều Dùng Cụ Thể Nên Tham Khảo Và Sử Dụng Theo Chỉ Định Của Bác Sĩ.)Mua hàng trực tiếp tại:

Thuocthat.com vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ qua website .

Để có thể biết thêm về các quyền lợi khi đăng kí thành viên khách hàng thân thiết của thuocthat.com và để nhận được tư vấn từ các dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi  hãy gọi ngay Hotline: 0979.103.103 hoặc inbox trực tiếp trên fanpage.

Thuocthat.com luôn cam kết hàng chính hãng , thuốc thật giá tốt cho quý khách hàng, cảm ơn quý khách đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của bên thuocthat.com chúc quý khách có 1 ngày tốt lành, xin cảm ơn!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thuốc Hurazol 40mg – Điều trị trào ngược thực quản”

Thuốc Hurazol 40mg – Điều trị trào ngược thực quản

150,000 

Tình Trạng: Còn Hàng


DƯỢC SĨ VŨ VĂN SƠN

Dược sĩ Vũ Văn Sơn tốt nghiệp tại trường Đại học Dược, hiện tại anh là người sáng lập hệ thống phân phối thuocthat.com, Dược sĩ Sơnnhiều năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Trình dược viên tại các hãng dược phẩm lớn trong nước. Trong quá trình công tác và làm việc, anh đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức vàng trong cuộc sống về dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thấu hiểu được nhu cầu của bác sĩ cũng như bệnh nhân anh đã thành lập hệ thống phân phối thuocthat.com nhằm đưa tới cái nhìn tổng quan về ngành dược trong nước hiện nayVới mong muốn đưa tới tận tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất vì khách hàng xứng đáng được nhận .

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: chúng tôi cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. vì thuốc tương tác và có các tác dụngkhác nhau ở mỗi người khác nhau, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể sảy ra. Các thông tin về thuốc trên cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị ,Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB