Viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở vùng họng do sự đáp ứng của vùng hợp với những sự bất thường đặc biệt dễ xảy ra vào những thời điểm chuyển mùa, cơ thể trẻ có sức đề kháng kém không thích nghi với sự thay đổi. Bệnh thường xảy ra với trẻ độ tuổi dưới 6 tuổi. Vậy để hiểu hơn về cách phòng tránh và xử lý khi bị viêm thanh quản cấp chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau:
Khái niệm và nguyên nhân
Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ nhỏ là một tình trang viêm niêm mạc thanh quản kéo dài dưới 3 tuần ở trẻ dưới 6 tuổi.
Tác nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp là do sự tấn công của virus và vi khuẩn:
- Virus thường gặp nhất là cúm (influenzae)
- Vi khuẩn: phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, trực khuẩn bạch hầu thường hiếm gặp
Điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của virus, vi khuẩn để gây bệnh:
- Sau thời gian bị viêm đường hô hấp trên: bệnh mũi xoang, bệnh phổi, bệnh họng amidan, VA ở trẻ em.
- Trẻ la hét nhiều
- Trào ngược họng thanh quản.
- Dị ứng. với tác nhân môi trường: khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường
- Môi trường sống ô nhiễm: nhiều bụi, khói thuốc lá, ….
Triệu chứng và các gian đoạn bệnh
Các triệu chứng điển hình ở trẻ như:
- Trẻ bị khan tiếng, thở rít
- Khó nuốt với biểu hiện ở trẻ như bỏ ăn, chảy nước miếng
- Khó thở từ nhẹ đến năng kèm theo các triệu chứng như khò khè, ho nặng hơn có thể thấy trẻ thở nhanh, thở rít khi nằm yên, mức độ nặng khó thở nặng thấy trẻ kích thích, vật vã, tím tái tình trạng này có thê trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp rất nguy hiểm
- Biểu hiện của viêm sẽ còn có sưng, đỏ, trẻ sốt từ 37.5-38.5 độ C
Từ triệu chứng có thể chia bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ thành 3 cấp độ với triệu chứng đi kèm gồm:
- Cấp độ nhẹ: chủ yếu thấy trẻ chỉ ho, khản tiếng, hơi sốt
- Cấp độ trung bình: tình trạng khó thở trở nên nặng hơn trẻ thường thở rít, cánh mũi phập phồng, thở hơi nhanh,… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh chóng để tránh có thể có những tình trạng nguy hiểm
- Cấp độ nặng: trẻ khó thở nặng, da xanh tím tái- tình trạng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng
Chăm sóc và điều trị bênh viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Lưu ý phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế khi có biểu hiện từ trung bình trở lên là:
- Thở rít ngay cả khi rẻ nằm yên
- Trẻ khó thở, phập phồng cánh mũi, trẻ mệt
- Trẻ luôn há miệng thở và chảy nước miếng thường xuyên
- Sốt cao trên 390C
- Cơn khó thở chưa giảm sau 3 ngày điều trị
Cách chăm sóc cho trẻ
- Luôn giữ ấm cho trẻ đặc biệt khi chuyển mùa lạnh, cho trẻ uống nước ấm
- Hãy cho trẻ thoải mái ít la hét
- Tránh cho người bị cúm tiếp xúc với trẻ
- Tiêm phòng cúm cho trẻ đúng và đầy đủ
- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ
- Cần theo dõi mọi triệu chứng của trẻ đề phòng tiến triển xấu đi
Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ
Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám chữa và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thường trong những trường hợp này sẽ được kê thuốc điều trị triệu chứng như corticoid hoặc một số siro để giảm ho trong trường hợp viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ thể nhẹ
Theo dõi các triệu chứng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng nặng hơn, đồng thời tuần thủ cách chăm sóc cho trẻ