Bệnh nấm móng tay – Phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Bệnh nấm móng tay, chân là một bệnh lý về da rất khó điều trị. Bệnh gây ra lở loét, bong tróc khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Vậy làm sao để thoát khỏi căn bệnh phiền toái này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, cách phòng tránh và điều trị bệnh.

Bệnh nấm móng là bệnh gì?

Bệnh nấm móng là hiện tượng bị nhiễm nấm ở phần móng tay, móng chân khiến chúng trở nên mỏng hơn, chuyển sang màu trắng, vàng hoặc nâu. Bệnh gây ra do nấm xâm nhập qua các vết thương hở trên da, làm cho móng bị đổi màu, trông dày hơn, bị ăn mòn và có thể gây đau.

Nấm móng tay thường bắt đầu với những dấu hiệu như bề mặt móng hơi vàng, xỉn màu, mất vẻ sáng bóng, xù xì. Tưởng chừng như không nghiêm trọng nhưng lâu dần móng chúng ta sẽ mủn đi, dễ bị gãy, vùng da bên dưới móng cũng bị tổn thương và bong tróc. Gốc móng và vùng xung quanh móng của chúng ta sẽ sần sùi, có sừng và cảm giác đau nhẹ ở đầu ngón. Thêm vào đó, khi móng bắt đầu bị nấm ăn mòn sẽ có mùi hôi nhẹ, gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp hằng ngày.

Phòng ngừa và điều trị bệnh nấm móng tay

Các loại nấm luôn tồn tại trong môi trường nhưng môi trường ẩm ướt không khí hè oi bức, người ra mồ hôi nhiều ở bàn tay bàn chân là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Do đó yếu tố vệ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới nấm móng. Nhưng phải vệ sinh chân tay thế nào mới là đúng cách để phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này?

Để tránh bị bệnh nấm móng tay, các bạn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Luôn giữ móng luôn sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh tay chân mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng găng tay, tất, giày kín trong thời gian dài gây bí bách cho vùng móng.
  • Không sử dụng chung các dụng cụ làm móng. Cần khử trùng dụng cụ làm móng trước bằng cồn để đảm bảo không bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Hạn chế sinh hoạt ở những nơi công cộng như hồ bơi.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Vệ sinh giày dép sạch sẽ, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Vệ sinh giày dép sạch, tránh ẩm ướt vì môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Nên thay tất mỗi ngày.

Còn khi đã bị nấm móng thì sẽ có những lựa chọn điều trị dùng thuốc tây y và một số mẹo dân gian.

Các thuốc tây y có 2 dạng bôi tại chỗ và uống để điều trị tận gốc

  • Các loại thuốc dùng bôi tại chỗ

Thông thường loại thuốc bôi trị nấm mónghay được sử dụng nhất là thuốc Ciclopirox dạng thuốc sơn móng được dùng điều trị nhiều loại vi nấm như nấm sợi, nấm mốc và cho hiệu quả khá tốt. Các tổn thương cũng hồi phục lành dần. Thường dùng kết hợp thêm các loại thuốc trị nấm giúp hiệu quả cao hơn.

  • Thuốc uống trị bệnh
  • Thuốc Itraconazole: Đây là loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt các loại nấm sợi, nấm men, nấm mốc. Thường được kết hợp áp dụng liên tục trong vòng 12 tuần liên tiếp cho vi nấm bị loại bỏ hoàn toàn phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Tỷ lệ khỏi bệnh của loại thuốc này chiếm gần 75%, khả năng tái phát trở lại thấp.
  • Thuốc Terbinafine: Loại thuốc này dùng để điều trị nấm móng tay móng chân có nguyên nhân do nấm sợi gây ra, thuốc được đánh giá là cho hiệu quả tốt hơn thuốc itraconazone, một sốtác dụng phụ của thuốc gây ra như rối loạn vị giác, dị ứng nổi ban đỏ…
  • Thuốc Fluconazole: Dùng đặc trị tốt loại nấm candida và dùng mỗi tuần 1 lần và đều đặn trong 3 tháng.

Ngoài ra có một số loại thuốc theo dân gian như: tinh dầu dừa, lá trầu không, tinh dầu trà xanh,ngâm với nước pha giấm hay nước muối,… là những loại có chứa dưỡng chất để hồi phục tế bào móng đồng thời có tính sát khuẩn nên cũng có hiệu quả khá tốt khi dùng điều trị nấm móng. Tuy nhiên các tinh chất này chủ yếu có tác dụng tại chỗ và tính sát khuẩn trong thời gian ngắn nên khuyên dùng kèm thuốc tây y để có hiệu quả tốt nhất để điều trị tận gốc bệnh nấm móng.

Một số lưu ý trong điều trị và phòng ngừa bệnh nấm móng tay

Bệnh nấm móng cũng như nhiều bệnh khác nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên để bệnh nặng mới điều trị. Song song với việc điều trị không thể thiếu cách phòng tránh, vì thế hãy lưu ý 4 điều dưới đây để bản thân và người xung quanh không phải là đối tượng có nguy cơ bị bệnh.

  • Khi làm việc nên mang bao tay để tránh móng bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa như xà phòng giặt, nước rửa chén. Chỉ tiếp xúc khi cần thiết như tắm gội, vệ sinh tay khi cần thiết như sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa tay sạch sau khi đụng chạm vào móng bệnh.
  • Không cắt, cạy hay can thiệp vào vùng da quanh móng.

Chế độ ăn uống:

  • Kiêng rượu bia và các loại hải sản
  • Nên ăn chế độ ăn với các món chế biến với giấm táo như salad, gừng và quế pha nước nóng để uống, sữa chua

Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị, cần có cách điều trị nấm móng đúng phương pháp, thực hiện theo nguyên tắc sạch, tiêu diệt vi khuẩn gây nấm tại chỗ và phòng tránh chắc chắn bệnh sẽ chóng lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB