Bệnh hắc lào – Tất tần tật các thông tin về hắc lào

Hắc lào (dân gian còn gọi là lác đồng tiền) là một tình trạng nhiễm nấm ở da tương đối phổ biến, thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém.

Để tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như việc chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa căn bệnh này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Bệnh hắc lào là gì

Hắc lào là một bệnh da liễu do vi nấm gây ra trong dân gian còn gọi là lác đồng tiền. Đây là bệnh lí ở da và móng do khoảng hơn 40 loài nấm khác nhau gây ra phổ biến nhất là Trichophyton, Microsporum và Epidermotphyton.

Tùy theo vùng bị bệnh mà có các phân loại khác nhau về bệnh hắc lào:

  • Bàn chân (nấm kẽ chân còn gọi là bàn chân vận động viên)
  • Háng, mặt trong đùi, mông (nấm bẹn)
  • Da đầu (nấm da đầu)
  • Móng tay hay móng chân (nấm móng)
  • Các phần khác của cơ thể, như cánh tay hoặc chân thì gọi với tên thông thường là hắc lào

Khi người bệnh chủ quan không điều trị sớm các đốm hắc lào phát triển nặng và lây lan nhanh tổn thương vùng da lớn thành hắc lào toàn thân rất khó điều trị. Các vết thương có thể bị nhiễm trùng, chàm hóa, trở thành mạn tính tái phát liên tục. Biến chứng sau điều trị ở người bị nặng có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Có những trường hợp hắc lào ăn sâu vào máu rất khó điều trị tận gốc tái phát liên tục thành bệnh mạn tính.

Do vậy việc hiểu biết và điều trị hắc lào từ sớm là khá quan trọng

Hắc lào hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền
Hắc lào hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền

Nguy cơ lây nhiễm

Bệnh hắc lào có lây không và lây lan qua đường nào là những thắc mắc của rất nhiều người. Và câu trả lời là hắc lào có nguy cơ lây nhiễm cao

Do bệnh từ vi nấm các vi nấm kí sinh trên da gây các đốm hắc lào do đó sự tiếp xúc có thể làm vi nấm bám từ người bệnh sang người lành. Các con đường tiếp xúc như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua việc tiếp xúc với các đốm hắc lào
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh
  • Quan hệ tình dục với người bệnh
  • Tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi bị bệnh cũng gây nấm từ thú con vật sang người gây bệnh

Do đó nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ cá nhân để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh

Lưu ý để phòng tránh lây nhiễm:

  • Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo, khắn tắm và đồ cá nhân với người bệnh..
  • Không nên quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, nếu quan hệ nên có biện pháp phòng tránh như sử dụng bao cao su
  • Thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giữ không gian nhà thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế sự lây lan của các vi khuẩn nấm và kí sinh trùng trên da, hạn chế tiếp xúc với thú cưng, vệ sinh thú cưng sạch sẽ

Điều trị bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh da liễu gây ra do nấm với những tổn thương điển hình trên da do đó nguyên tắc điều trị của bệnh là diệt nấm và làm lành những tổn thương. Do đó sẽ phân theo điều trị diệt nấm và điều trị triệu chứng với dạng dùng tại chỗ hoặc toàn thân

Điều trị tại chỗ

  • Thuốc kháng nấm: kem Nizoral, các dạng kem có hoạt chất kháng nấm dẫn xuất Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole…
  • Thuốc bôi giảm triệu chứng: các dạng bôi có tác dụng làm dịu da giảm ngứa như kháng histamine. Dung dịch ASA, BSI,…có tác dụng giảm đau rát, lột da

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng nấm: các hoạt chất Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… dạng uống để kháng nấm toàn thân

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng nấm dùng toàn thân sẽ gây nhiều tác dụng phụ như độc gan, độc thận nên chỉ sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân khi bị bệnh rất nặng và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

  • Thuốc giảm triệu chứng: giản dị ứng giảm ngứa là các thuốc kháng histamine như: fexofenadine,…

Phương pháp dân gian

  • Sử dụng kem đánh răng: do kem đánh răng có tính sát khuẩn tương đối và có tạo cảm giác mát lạnh nên giúp giảm ngứa. Dùng kem đánh răng bôi lên nhưng đốm hắc lào trước đó rửa sạch vùng da tổn thương với nước ấm lau khô
  • Sử dụng tỏi: nghiền nát vài tép tỏi tươi lấy nước cốt trộn với chút dầu dừa thành hỗn hợp bôi lên da để sau 2 tiếng rửa sạch
  • Sử dụng giấm táo: dùng tăm bông hoặc bông gòn chấm giấm táo lên
  • Sử dụng lá trầu không: giã lấy nước cốt để bôi lên da hoặc dùng nấu nước lá trầu không để tắm dùng kháng khuẩn
  • Và nhiều phương pháp dân gian khác. Lưu ý trước khi bôi, thoa lên da một hỗn hợp để trị bệnh thì cần rửa sạch vùng da bệnh với nước ấm và lau khô.

Ngoài ra có một số bài thuốc đông y được sử dụng trong điều trị lang ben:

  • Bài thuốc Thảo mộc bôi ngoài da: bào chế dạng nước bôi lên da với thành phần: đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật và một số thảo dược khác. Các dược liệu có tính kháng viêm giúp giảm triệu chứng đỏ ngứa, sưng viêm đồng thời giúp thu hẹp diện tích vùng viêm và giảm thâm sẹo
  • Bài thuốc Giải độc hoàn: là mộ bài thuốc để đào thải độc tố, thanh nhiệt giải độc tăng sức đề kháng với các thành phần gồm: bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tang bạch bì và một số thảo dược khác
  • Bài thuốc Bình can hoàn: giúp nhuận gan, hoạt huyết, thông mật hỗ trợ tăng tác dngj của 2 bài thuốc trên. Thành phần gồm: phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ chau, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng và một số thảo dược.

Lưu ý về lối sống

Để phòng ngừa hay để tăng hiệu quả trong điều trị hắc lào cần có những lưu ý về sinh hoạt đặc biệt là trong chế độ ăn uống thường ngày. Sau đây là một số lời khuyên về các thực phẩm:

Kiêng ăn:

  • Thịt gà: có tính nóng có thể gây nguy cơ bị sưng, mưng mủ. Ngoài ra, chất đạm trong gà còn rất dễ gây dị ứng làm vùng da bị hắc lào ngứa ngáy, khó chịu hơn.
  • Hải sản, thực phẩm có mùi tanh: là những thực phẩm dễ gây dị ứng là tăng ngứa
  • Thịt đỏ: Các loại thịt có màu đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… nhiều đạm nhưng đối với da tổn thương lại dễ làm để lại sẹo
  • Rau muống: Hoạt chất Madecassol trong rau muống có thể thúc đẩy quá trình phát triển xơ do đó có thể để lại sẹo lồi
  • Đồ nếp: có tính nóng dễ gây mủ, sưng viêm cho người bị bệnh
  • Bánh kẹo ngọt: dù không phải kiêng kỵ nhiều nhưng hạn chế đương trong khẩu phần ăn cũng giúp tốt cho sức khỏe tăng sức miễn dịch
  • Thức ăn cay: gây nóng trong người kích thích tiết mồ hôi là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển
  • Các sản phẩm từ sữa: Pho mát, sữa tươi, kem sữa… đều rất giàu đạm khi ăn quá nhiều sẽ khiến tổn thương da do hắc lào bị chàm hóa và khó chữa hơn.
  • Đồ uống có tính kích thích: Cà phê, bia rượu và các thức uống có cồn khác khi uống đều làm giảm số lượng tế bào macrophage trong cơ thể làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể

Nên ăn:

  • Thức ăn giàu vitamin A, C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng tái tạo da. Các thực phẩm bao gồm: cà rốt, ớt chuông, cam, quýt, oliu, bơ, các loại hạt
  • Gia vị có tính kháng viêm như tỏi, gừng, nghệ,…
  • Protein thực vật có nhiều trong các loại cải, đậu giúp cung cấp đạm mà không gây dị ứng và không quá nhiều để gây sẹo như các loại thịt động vật

Ngoài ra nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng như luôn giữ vệ sinh cá nhân lưu ý lối sống lành mạnh để phòng tránh và giảm nguy cơ tái nhiễm ở những người bị hắc lào

Phần nguyên nhân và triệu chứng bệnh được phân theo các vị trí bị bệnh do đó để hiểu rõ hơn về bệnh lý này mời các bạn cùng đón đọc các bài viết về hắc lào trong trang này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB